Mũi khoan có nhiều loại; mỗi loại sử dụng cho từng đối tượng và vật liệu khác nhau. Không thể sử dụng loại này cho loại khác và ngược lại. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào công việc, lựa chọn chính xác mũi khoan là điều bắt buộc và cần thiết, hơn nữa còn mang lại những lợi ích sau:
- Giảm thời gian lao động
- Giảm được việc hao mòn, hư hại và tăng thời gian sử dụng của mũi khoan và máy khoan
- Lỗ khoan chính xác, đẹp và có tính thẩm mỹ cao
Hướng Dẫn Chọn Mũi Khoan
Xác định đối tượng khoan
Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất. Mũi khoan được chia làm 3 loại tượng ứng với 3 loại đối tượng khoan:
- Gỗ
- Kim Loại
- Bê tông
Mỗi loại Mũi khoan có thiết kế khác nhau dựa trên tính chất cơ bản của 3 loại đối tượng trên. Trong nhiều trường hợp có thể sử dụng mũi khoan kim loại cho gỗ, nhưng giữa kim loại và bê tông thì không thể sử dụng chung cho nhau.
Xác định tính chất vật liệu cần khoan
Mục đích của công việc này là xác định mũi khoan có khả năng khoét được lỗ trên bề mặt vật liệu cần khoan.
Tính chất của vật liệu được khoan cần xác định ở đây chính độ cứng. Mũi khoan chỉ hoạt động tốt khi độ cứng của nó nhỏ hơn hoặc bằng với độ cứng của vật liệu. Độ cứng của mũi khoan được thể hiện bằng vật liệu làm ra. Dưới đây là một số gợi ý trước khi lựa chọn:
- Đối với các loại thép carbon, hợp kim thông thường có thể dùng loại mũi khoan HSS-R
- Thép thông thường, niken, bạc, nhôm, đồng thau hoặc các vật liệu có độ cứng từ 900N/mm² trở xuống, việc sử dụng loại HSS-G là thích hợp.
- Độ cứng từ 900 – 1000N/mm², tiêu biểu là inox, do có độ cứng cao dẫn đến sẽ phát sinh nhiều nhiệt trong quá trình thao tác nên mũi khoan cần sử dụng là loại HSS-Co.
- Với các mũi khoan dùng cho các loại máy CNC, vật liệu khoan thường rất cứng và cường độ khoan cao; để đảm bảo hoạt động tốt và ổn định các mũi khoan hợp kim có độ cứng rất cao được sử dụng phổ biến.
Ngoài ra, một tiêu chí khác khi lựa chọn mũi khoan là lớp phủ bên ngoài. Lớp này có này có tác dụng gia tăng độ cứng, hạn chế quá trình oxi hóa, giảm nhiệt và tăng khả năng chịu nhiệt của mũi khoan. Tuy nhiên với những người dùng thông thường, yếu tố này thường ít được xem xét đến. Một số dạng lớp phủ phổ biến kèm theo đặc tính của chúng:
- Titanium: tăng khả năng chịu nhiệt và tuổi thọ của mũi khoan lên đến 200-300% so với loại không phủ.
- Carbon Nitride: giúp gia tăng độ cứng, độ dẻo
- Nhôm Titan Nitride: tác dụng giảm nhiệt khi khoan, hạn chế oxi hóa từ môi trường.
- Nhôm Nitride: giúp mũi khoan có thêm khả năng chống lại quá trình oxi hóa, giảm nhiệt trong quá trình khoan mà không cần phải sử dụng dung dịch làm mát
- Tecrona: lớp phủ này cho hệ số ma sát thấp, nhiệt sinh ra ít. Do đó giúp mũi khoan sử dụng được lâu hơn với cường độ cao.
Sau khi đã đảm bảo được hai yếu tố cơ bản trên, công việc còn lại là lựa chọn mũi khoan có kích thước phù hợp với mục đích khoan.